Một số văn bản mới có hiệu lực từ đầu năm 2019

Vừa qua, Chính phủ và Bộ Công Thương đã ban hành các văn bản liên quan đến phát hành trái phiếu doanh nghiệp, thí điểm thanh tra ATTP tại 09 tỉnh/thành phố trực thuộc TW và hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP.

  1. Quy định mới về phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Ngày 04/12/2018, Chính phủ ban hành Nghị định sô 163/2018/NĐ-CP quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, trong đó có một số nội dung sau:

  • Bổ sung định nghĩa “Trái phiếu doanh nghiệp xanh”.
  • Điều kiện để phát hành trái phiếu không còn yêu cầu kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của năm liền kề trước năm phát hành phải có lãi (theo báo cáo tài chính).
  • Quy định quy trình phát hành trái phiếu một cách cụ thể. Trái phiếu phải được đăng ký, lưu ký tại tổ chức lưu ký được phép, không còn được ký gửi tại các tổ chức tín dụng như quy định hiện hành.
  • Từ ngày 01/02/2019, doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo Nghị định số 90/2011/NĐ-CP phải thực hiện công bố thông tin theo quy định tại Điều 24, 25, 26 và lưu ký theo quy định tại Điều 16 Nghị định 163.
  • Nghị định sô 163/2018/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/02/2019.
  1. Về thí điểm thanh tra ATTP tại 09 tỉnh/thành phố trực thuộc TW

Thủ tướng vừa ban hành Quyết định số 47/2018/QĐ-TTg về thí điểm triển khai thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm (ATTP) tại: Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Gia Lai.

Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có thẩm quyền ra quyết định thanh tra theo kế hoạch hoặc thanh tra đột xuất.

Việc thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về ATTP hoặc theo yêu cầu giải quyết khiếu nại, tố cáo. Thời hạn thanh tra được quy định như sau:

– Cuộc thanh tra chuyên ngành do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định tiến hành không quá 30 ngày; trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày.

– Cuộc thanh tra chuyên ngành do Chủ tịch UBND cấp xã quyết định tiến hành không quá 20 ngày; trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 30 ngày.

Thời gian thực hiện thí điểm là 12 tháng; thời điểm bắt đầu thực hiện thí điểm là sau 06 tháng kể từ ngày Quyết định số 47 có hiệu lực vào ngày 10/01/2019.

  1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP

Ngày 15/11/2018, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 43/2018/TT-BCT về quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) thuộc trách nhiệm của Ngành.

Theo đó, đối với trường hợp đề nghị cấp lần đầu giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, hồ sơ gồm: (1) Đơn đề nghị theo Mẫu số 01a; (2) Bản thuyết minh cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm vệ sinh ATTP theo Mẫu số 02a (với cơ sở sản xuất), 02b (với cơ sở kinh doanh) hoặc Mẫu số 02a và 02b (với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh); (3) Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở); (4) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về ATTP/Giấy xác nhận kiến thức ATTP của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).

Thông tư số 43/2018/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.

2 comments

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.